Sáng ngày 18/4, Trường Đại học Bình Dương tổ chức buổi “Tọa đàm về ChatGPT” nhằm chia sẻ ứng dụng ChatGPT vào giáo dục để cải thiện trong đào tạo và nghiên cứu.
Tham dự buổi tọa đàm, có GS.TS Cao Việt Hiếu – Hiệu trưởng Nhà trường; TS. Đỗ Đoan Trang Phó Hiệu trưởng thường trực Nhà trường cùng các thầy/cô là lãnh đạo, giảng viên và nhân viên chuyên trách phòng ban, khoa, viện.
GS.TS Cao Việt Hiếu - Hiệu trưởng Nhà trường chỉ đạo Hội thảo về ChatGPT.
Phát biểu tại khai mạc hội thảo, GS.TS. Cao Việt Hiếu – Hiệu trưởng Nhà trường nhận định, sự xuất hiện của AI, đơn cử là ChatGPT là sự khởi phát của công nghệ giáo dục, đánh thức chúng ta về khả năng, giới hạn mới của công nghệ và sẽ ngày càng thâm nhập sâu hơn vào giáo dục trong thời gian tới. Với mong muốn áp dụng những ưu điểm của ChatGPT vào giáo dục nhằm cải thiện trong đào tạo và nghiên cứu, Trường Đại học Bình Dương tổ chức Toạ đàm nhằm chia sẻ những kiến thức trong lĩnh vực công nghệ, giáo dục để thảo luận về 3 nhóm vấn đề chính: hướng dẫn tạo tài khoản và sử dụng ChatGPT; ứng dụng ChatGPT trong việc khai thác thông tin học tập; ứng dụng ChatGPT trong việc chăm sóc người học.
ThS.Nguyễn Quỳnh Lâm trình bày tham luận chủ đề "Ứng dụng công nghệ ChatGPT vào công tác chăm sóc người học".
Hội thảo đã được lắng nghe các bài tham luận của các diễn giả với các đề tài tham luận gồm: Ứng dụng & Thách thức dưới góc nhìn Giáo dục – diễn giả Dương Thanh Linh; Khảo sát nhu cầu định hướng thiết kế kiến trúc – ThS. Nguyễn Công Minh; Ứng dụng công nghệ ChatGPT trong việc thu thập thông tin – TS. Nguyễn Minh Trang; Ứng dụng ChatGPT trong giảng dạy và học tập của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh Trường Đại học Bình Dương – ThS.Tăng Minh Hưởng; Ứng dụng công nghệ ChatGPT vào công tác chăm sóc người học – ThS.Nguyễn Quỳnh Lâm; Ứng dụng ChatGPT vào trong giảng dạy – Nguyễn Quân; Tạo tài khoản ChatGPT – ThS. Phạm Cao Văn.
Hội thảo thu hút nhiều lãnh đạo, giảng viên và nhân viên cùng tham gia.
Hội thảo cũng chỉ ra rằng, ChatGPT cũng chỉ là một chatbot trong những lĩnh vực của công nghệ số. Vì vậy, có thể sử dụng nhiều ứng dụng chatbot khác nhau cho những mục đích khác nhau và tránh việc “tin cậy hóa” hay tuyệt đối hóa các công cụ này.
Hội thảo mang đến nhiều kiến thức, kinh nghiệm có thể ứng dụng vào trong công tác giảng dạy và học tập.
Đánh giá các mặt tích cực mà ChatGPT mang lại, GS.TS. Cao Việt Hiếu – Hiệu trưởng Nhà trường chia sẻ về việc sử dụng AI trong giảng dạy và nghiên cứu. Giáo sư cho rằng, các hãng công nghệ đưa ra các công cụ cho người dùng sẽ phụ thuộc vào khả năng sử dụng thông thái và phù hợp của người dùng. Trong giảng dạy hay nghiên cứu, người dùng cần phải hiểu bản chất của công cụ. Hiệu trưởng hy vọng trong năm học tới, giảng viên Nhà trường sẽ tăng cường áp dụng các phương pháp nghiên cứu, giới thiệu các công cụ, công nghệ số hiện đại rộng rãi đến sinh viên để phục vụ quá trình học tập và nghiên cứu.
Hội thảo cũng nhận được nhiều đóng góp, chia sẻ kinh nghiệm trong việc ứng dụng ChatGPT từ các giảng viên tham dự.
Tại buổi Tọa đàm, Ban tổ chức cũng nhận được nhiều câu hỏi của các đại biểu tham dự. Vẫn còn nhiều vấn đề được bỏ ngỏ Ban tổ chức mong muốn và kỳ vọng các vấn đề trăn trở tại Toạ đàm sẽ mở ra các hướng nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ giáo dục.
P.Phụng – K.Khánh
Một số hình ảnh tại buổi Tọa đàm:Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn